Hướng dẫn lấy mẫu nước xét nghiệm
Sau đây là một số lưu ý khi lấy mẫu nước đem đi xét nghiệm, nếu không thực hiện đúng thì sẽ dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác.
Chuẩn bị:
- Chai lấy mẫu nước: Chai và nắp bằng nhựa hoặc thủy tinh. Được rửa sạch sẽ, khử trùng.
- Vị trí lấy mẫu nước: Lấy nước trực tiếp từ nguồn nước cần xét nghiệm.
- Đóng gói bảo quản mẫu nước: Đóng kín, bảo quản mát và lạnh 0-5oC
Cách lấy mẫu:
- Lấy mẫu nước xét nghiệm lý hóa: Rửa sạch chai nhiều lần bằng nguồn nước cần phân tích. Cho nước vào đầy chai, không đọng bóng khí. Đậy kín nắp. Bảo quản.
- Lấy mẫu nước xét nghiệm vi sinh, BOD, nitrit: Chai và nút sạch, tiệt trùng trước khi lấy mẫu. Rửa tay khử trùng trước khi lấy mẫu. Vệ sinh sạch khử trùng vòi lấy mẫu. Rửa sạch chai nhiều lần bằng nguồn nước cần phân tích. Cho nước vào đầy chai, không đọng bóng khí. Đậy kín nắp. Bảo quản chai nước mẫu trong thùng đá lạnh 0-5oC để đảm bảo mẫu không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.
- Dung tích mẫu: Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm cụ thể.
- Bảo quản mẫu nước xét nghiệm: Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả.
Trong trường hợp đặc biệt, cần gọi điện thoại đến Đơn vị tư vấn xét nghiệm để được tư vấn thêm.
Trước khi đem nước đi xét nghiệm, cần xác định rõ mục đích mẫu nước cần xét nghiệm.
Ví dụ:
– Nước dùng trong sinh hoạt: Theo Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT
– Nước uống trực tiếp, đóng chai: Theo Quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT
– Nước thải sinh hoạt: Theo Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT
– Nước thải công nghiệp: Theo Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT
Quý khách có thể tìm hiểu thêm về các dịch vụ của RoFiTech theo các link thông tin như sau:
- Dịch vụ bảo hành bảo dưỡng
- Dịch vụ sửa chữa
- Dịch vụ thay lõi lọc nước tại nhà
- Dịch vụ bảo trì định kỳ